Sản xuất hóa chất phải có giấy phép đủ điều kiện sản xuất

Đánh giá bài viết

ĐIỀU KIỆN XIN ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN

1. Điều kiện dành cho đối tượng sản xuất hóa chất

Khái niệm sản xuất hóa chất
Căn cứ: Khoản 1 Điều 3, Nghị định 113/2017/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi khoản 2 Điều 8 Nghị định 17/2020/NĐ-CP.

Sản xuất hóa chất là những hoạt động tạo ra hóa chất thông qua các phản ứng hóa học, quá trình sinh hóa hoặc quá trình hóa lý, vật lý như trích ly, cô đặc, pha loãng, phối trộn và quá trình hóa lý, vật lý khác không bao gồm hoạt động phát thải hóa chất không chủ đích.

Điều kiện dành cho đối tượng sản xuất hóa chất
Căn cứ: Khoản 1 Điều 9 Nghị định 113/2017/NĐ-CP; Khoản 3 Điều 8 và Khoản 1 Điều 9 Nghị định 17/2020/NĐ-CP.

Là tổ chức, cá nhân được thành lập theo quy định của pháp luật (có giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh);
Cơ sở vật chất – kỹ thuật: Nhà xưởng, kho tàng và thiết bị công nghệ; Trang thiết bị an toàn, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống sét, phòng, chống rò rỉ, phát tán hóa chất và các sự cố hóa chất khác; Trang thiết bị bảo hộ lao động; Trang thiết bị bảo vệ môi trường, hệ thống xử lý chất thải; Phương tiện vận chuyển; Bảng nội quy về an toàn hóa chất;…. phải đáp ứng điều kiện cụ thể theo quy định. Điều kiện này được chứng minh bằng Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy hoặc biên bản kiểm tra đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy và Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hóa chất phải có bằng đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất;
Người lao động phải được huấn luyện an toàn hóa chất gồm: Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; Cấp phó của người đứng đầu được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn hóa chất; Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn hóa chất của cơ sở; Người trực tiếp giám sát về an toàn hóa chất tại nơi làm việc; người lao động liên quan trực tiếp đến hóa chất.

2.Điều kiện dành cho đối tượng kinh doanh hóa chất

Khái niệm kinh doanh hóa chất
Căn cứ: Khoản 2, Điều 3 Nghị định 113/2017/NĐ-CP

Kinh doanh hóa chất bao gồm hoạt động buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất để cung ứng hóa chất trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.

Điều kiện dành cho đối tượng kinh doanh hóa chất
Căn cứ: Khoản 2 Điều 9 Nghị định 113/2017/NĐ-CP và Khoản 1 Điều 9 Nghị định 17/2020/NĐ-CP.

Là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật, có ngành nghề kinh doanh hóa chất;
Cơ sở vật chất – kỹ thuật: Nhà xưởng, kho tàng và thiết bị công nghệ; Trang thiết bị an toàn, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống sét, phòng, chống rò rỉ, phát tán hóa chất và các sự cố hóa chất khác; Trang thiết bị bảo hộ lao động; Trang thiết bị bảo vệ môi trường, hệ thống xử lý chất thải; Phương tiện vận chuyển; Bảng nội quy về an toàn hóa chất;…. phải đáp ứng điều kiện cụ thể theo quy định.
Có cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh, nơi bày bán đảm bảo các yêu cầu về an toàn hóa chất, an toàn phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật;
Có kho chứa hoặc có hợp đồng thuê kho chứa hóa chất hoặc sử dụng kho của tổ chức, cá nhân mua hoặc bán hóa chất đáp ứng được các điều kiện về bảo quản an toàn hóa chất, an toàn phòng, chống cháy nổ;
Người phụ trách về an toàn hóa chất của cơ sở kinh doanh hóa chất phải có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất;
Người lao động phải được huấn luyện an toàn hóa chất gồm: Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; Cấp phó của người đứng đầu được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn hóa chất; Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn hóa chất của cơ sở; Người trực tiếp giám sát về an toàn hóa chất tại nơi làm việc; người lao động liên quan trực tiếp đến hóa chất.