Amoniac – NH3 – dung dịch NH3.H2O
Ngoại quan: Amoniac – NH3 là chất lỏng không màu mùi khai nồng nặc.
Công thức hóa học: NH3.H2O
Quy cách: 30lít/can, 220lít/phuy, 1000 lít/tank
Xuất xứ: Việt Nam
Ứng dụng : Dùng trong công nghiệp ngành phân bón, ngành cao su, dệt nhuộm, hóa mỹ phẩm…
Tính chất vật lý và hóa học của Amoniac
Tính chất vậy lý dung dịch Amoniac (NH3)
- Khí amoniac không màu, có mùi hắc đặc trưng, nếu hít phải nồng độ lớn có thể dẫn đến tử vong.
- Amoniac hóa lỏng nhìn giống nước, không màu, có mùi hôi hăng nồng đặc trưng.
- NH3 là chất dễ hóa lỏng bởi amoniac có độ phân cực lớn do NH3 có cặp electron tự do và liên kết N-H bị phân cực.
- Nó nhẹ hơn không khí, mật độ của amoniac gấp 0,589 lần không khí.
- Dung dịch Amoniac là dung môi hòa tan tốt.
- Áp suất tiêu chuẩn 1ATM: 0.769 kg/m3
- Tỷ lệ giãn nở thể tích 850 – 1000 lần
- Khối lượng riêng: 681 kg/m3 (-33°C)
- Độ hòa tan trong nước: 47% ở 0°C (89,9 g/100ml); 31% ở 25 °C; 18% ở 50°C;
- Độ pH > 12
- Điểm sôi: 33,34 °C
- Điểm nóng chảy: -77,7 °C
- Nhiệt độ tự cháy: 650°C
Tính chất hóa học dung dịch Amoniac (NH3)
– Có tính khử
– Kém bền bởi nhiệt, nó có thể bị phân hủy ở nhiệt độ cao theo phản ứng hóa học:
-
- 2NH3 → N2 + 3H2 N2 + 3H2 → 2NH3
– Tác dụng với ion kim loại chuyển tiếp tạp ion phức:
-
- 2NH3 + Ag+ → [Ag(NH3)2]+
– Nguyên tử hidro trong amoniac có thể bị thế bởi nguyên tử kim loại kiềm hoặc nhôm:
-
- 2NH3 + 2Na → 2NaNH2 + H2 (350 °C)
- 2NH3 + 2Al → 2AlN + 3H2 (800-900 °C)
– Tác dụng với dung dịch muối: Dung dịch có khả năng tạo kết tủa nhiều hidroxit kim loại khí tác dụng.
– Do tính bazơ nên dung dịch làm cho quỳ tím hóa xanh còn dung dịch phenolphlatein từ màu chuyển thành hồng. Do đó để phát hiện amoniac, người ta dùng quỳ tím ẩm để nhận biết.
– Tan trong nước
– Tác dụng với axit tạo thành muối amoni
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.