Mua bán các hóa chất tẩy rửa phổ Biến tại Biên Hòa

cac-loai-hoa-chat-tay-rua
Đánh giá bài viết

Ngày nay, hóa chất tẩy rửa được ứng dụng rộng rãi trong đời sống sinh hoạt cũng như trong công nghiệp. Tuy nhiên, nếu muốn việc vệ sinh một cách sạch sẽ và tiết kiệm thời gian cũng như công sức thì người dùng cần phải biết cách lựa chọn đúng loại hóa chất phù hợp để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

CÁC HOÁ CHẤT TẨY RỬA PHỔ BIẾN

    1. Hóa chất tẩy rửa là gì?

Hóa chất tẩy rửa là một chất hoạt động bề mặt. Hoặc một hỗn hợp của các chất hoạt động bề mặt mang đặc tính làm sạch ở trạng thái dung dịch loãng. Các hóa chất này được ứng dụng trong các sản phẩm làm sạch. Công nghiệp cũng như gia đình như nước lau sàn. Rửa chén, giặt giũ, vệ sinh máy móc kim loại, vệ sinh thiết bị…

Hóa chất tẩy rửa sẽ làm giảm sức căng bề mặt giữa nước và các chất bẩn có tính dầu. Nhờ đó, vết bẩn được “đánh bật” khỏi bề mặt bám dính một cách nhanh chóng hơn.

  1. Thành phần hóa chất tẩy rửa

Cấu trúc của chất bẩn thường là dầu mỡ hoặc chất có tính chất như dầu mỡ. Khi gặp hóa chất tẩy rửa cực mạnh trong môi trường nước. Phần ưa dầu mỡ sẽ bám vào chất bẩn, loại bỏ chúng ra khỏi bề mặt cần tẩy rửa. Chẳng hạn như những lúc giặt quần áo, chà sàn,… Các động tác vò, chà của chúng ta cũng gián tiếp kéo vết bẩn trôi ra ngoài theo phân tử nước.

Trên thực tế, các thành phần trong sản phẩm tẩy rửa được chia thành nhiều loại khác nhau. Được thêm vào để cung cấp các đặc tính và chức năng làm sạch khác nhau. Mỗi công thức sản phẩm là sự cân bằng của các thành phần. Để có hiệu quả tốt nhất cho các sản phẩm đang cần làm sạch.

Ngoài ra, với sự phát triển của ngành công nghiệp hóa dầu. Các loại chất tẩy rửa cũng ngày càng được cải tiến hơn: Sự có mặt của các chất trợ tẩy như. Enzyme, tinopal  trong bột giặt giúp nâng cao khả năng tẩy rửa, làm cho quần áo nhìn sáng hơn. Hoặc các hương liệu trong sản phẩm để chúng có mùi thơm dễ chịu với người sử dụng…

Dưới đây là một số các thành phần tiêu biểu có trong thành phần chất tẩy rửa:

  • Chất hoạt động bề mặt
  • Dung môi
  • Enzym
  • Chất tạo mùi
  • Chất bảo quản
  • Chất điều chỉnh độ pH
  • Thành phần kháng khuẩn hoặc khử khuẩn
  • Một số thành phần bổ sung khác
  1. Các loại hóa chất tẩy rửa phổ biến hiện nay

Hóa chất tẩy rửa công nghiệp: 

Hóa chất tẩy rửa thiết bị, máy móc, kim loại:

  • Đây thường là những loại hóa chất tẩy rửa cực mạnh với khả năng xử lý bề mặt kim loại cao. Khả năng tẩy rửa dầu mỡ công nghiệp hiệu quả. Sau một thời gian sử dụng. Bề mặt kim loại sẽ bị oxi hóa làm ảnh hưởng đến quá trình đánh bóng sản phẩm. Vì vậy cần phải sử dụng các loại hóa chất tẩy rửa dầu mỡ. Bụi bẩn để quá trình đánh bóng có hiệu quả tốt hơn.

 

Sản phẩm ST-600 giúp đánh bóng inox hiệu quả

Ngoài ra, sử dụng một số dung môi thinner tẩy rửa. Công nghiệp cũng có tác dụng rất tốt trong việc tẩy rửa chi tiết máy móc. Cặn dầu hữu cơ, dầu mỡ, chất bẩn, tạp keo dính trên các chi tiết máy. Sản phẩm dùng bằng cách lau trực tiếp lên vị trí cần tẩy rửa. Không cần rửa lại với nước sau khi sử dụng

 

Thinner 113 hiệu quả trong việc tẩy rửa dầu mỡ, chất bẩn

Hóa chất tẩy rửa ô tô, xe máy:

  • Các hóa chất rửa xe ô tô, xe máy. Lốc máy này mang tính tẩy rửa nhẹ nhàng hơn hóa chất tẩy rửa kim loại kể trên. Chúng được phân loại và sản xuất riêng để mang lại kết quả làm sạch cao cho thiết bị, nội thất và bề mặt xe cộ. Đặc biệt là không hao phí hay ảnh hưởng đến bề mặt trong quá trình vệ sinh xe.  Thêm vào đó, các hóa chất tẩy rửa dạng này còn có công dụng mang lại độ bóng cho bề mặt xe, giảm khả năng bám bụi và hạn chế tối đa quá trình gỉ sét của linh kiện và phụ tùng xe. Hóa chất tẩy rửa sinh hoạt.

 

Chế phẩm NI007 thích hợp tẩy sơn trên dàn áo xe máy

Hóa chất tẩy rửa gia dụng:

Đây là dạng hóa chất thường gặp nhất trong sinh hoạt. Bao gồm bột giặt, nước rửa chén, dung dịch lau bếp. Hóa chất tẩy rửa bồn cầu, nước rửa tay, nước tẩy quần áo… Chẳng cần phải đề cập quá nhiều vì chúng là những sản phẩm đã quá thân thuộc với mỗi gia đình đúng không nào?

Các hóa chất tẩy rửa sinh hoạt này có nhiệm vụ. Bóc tách vết bẩn trên quần áo hoặc đánh bay vết dầu mỡ, bụi bẩn và vi khuẩn bám trên bề mặt dụng cụ, thiết bị gia dụng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất, giúp cho không gian sống quanh bạn luôn sạch sẽ và thơm mát hơn. Các loại hóa chất tẩy rửa gia dụng này thường ở dạng bột, dạng nước hoặc dạng kem.

Ví dụ như hóa chất tẩy rửa thông cống:

Sau một thời gian sử dụng, đường cống sẽ bị đóng cặn bẩn, vi khuẩn…hay thậm chí là bị nghẹt, tắc cống. Những hóa chất thông cống này thường hoạt động theo cơ chế hòa tan cặn bẩn thành nước để dễ dàng cuốn trôi chúng xuống hầm phốt. Chất tẩy rửa thông cống thường có ở dạng bột, đôi khi có ở dạng nước. Với dạng bột, chúng ta thường sử dụng kết hợp với nước sôi để mang đến hiệu quả cao nhất.

  1. Lưu ý khi sử dụng hóa chất tẩy rửa

Các hóa chất tẩy rửa chất lượng được tung ra thị trường để đến với người tiêu dùng thường đã được chứng nhận an toàn. Tuy nhiên, bạn cũng cần sử dụng đúng cách để không gây ra những vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe như viêm da, dị ứng hay những bệnh nguy hiểm khác. Đừng bỏ qua những lưu ý dưới đây nhé:

    • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng
    • Chuẩn bị đồ bảo hộ khi phải sử dụng hóa chất tẩy rửa như găng tay, khẩu trang, quần áo bảo hộ hay mặt nạ…
    • Không để hóa chất dính vào da hoặc mắt, nếu chẳng may bị dính hóa chất bạn nên rửa sạch chúng nhanh nhất có thể nhé
    • Đối với các loại hóa chất tẩy rửa mạnh, bạn cần đảm bảo môi trường xung quanh thông thoáng bằng việc ở hết các cửa sổ, bật quạt thông gió.
    • Không tự ý trộn lẫn các sản phẩm tẩy rửa với nhau vì có thể xảy ra các phản ứng hoá học gây nguy hiểm như cháy nổ, gây độc cho người dùng hoặc làm mất tác dụng của sản phẩm.
    • Bảo quản sản phẩm ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ.

Hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu thêm về hoá chất tẩy rửa. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại:để được tư vấn và giải đáp ngay nhé.