Các phương pháp sử dụng hóa chất trong nuôi trồng thủy sản

Đánh giá bài viết

1. Phương pháp cho thuốc hóa chất vào môi trường nước

  • Trong phương pháp này, một số thuốc sát trùng được đưa hòa tan vào môi trương nước để tiêu diệt chủ yếu các TNGB tồn tại trong môi trường nước, trên bề mặt cơ thể của vật nuôi.
  • Một số loại thuốc khác như: vitamin, khoáng, vaccine cũng có thể đưa vào môi trường nước và các phân tử thuốc sẽ được hấp thụ qua mang, da, miệng của vật nuôi.
  • P2 dùng thuốc này có thể áp dụng  vào thực tế dưới nhiều dạng khác nhau:

Phun thuốc vào ao nuôi, lồng hoặc bể ấp

  • Thường dùng với nồng độ thấp: ppt, ppm, ppb.
  • Thời gian kéo dài có thể 6h, 12h, 24h hoặc không tính thời gian.
  • P2 dùng thuốc này thường dễ thao tác và có hiệu quả tiêu diệt mầm bệnh khá tốt, nhưng do thời gian kéo dài có thể ảnh hưởng tới sức khỏe vật nuôi và có thể tiêu diệt các SV có lợi hay SV không gây hại trong ao.
  • Giải pháp hạn chế các tác dụng phụ tới môi trường và sức khỏe vật nuôi như: thay nước mới sau một khoảng thời gian dùng thuốc, sau khi dùng có thể cho vào môi trường một loại phân hữu cơ, vô cơ hay CPSH để khôi phục lại hệ vk có lợi và cơ sở t.ăn TN của môi trường nước.

Tắm cho động vật thủy sản

  • Cách này thường dùng thuốc với nồng độ cao, trong một thể tích nhỏ và thời gian ngắn (có thể 10 phút, 20 phút …).
  • Hiệu quả của P2 dùng thuốc này chủ yếu là tiêu diệt tác nhân ks bên ngoài cơ thể, không tiêu diệt được các tác nhân nhiễm vào bên trong các nội quan, thao tác không đơn giản vì rất dễ gây sốc cho cá tôm và làm yếu chúng.
  • P2 này cũng có những ưu điểm như: tốn ít thuốc, không ảnh hưởng tới MT sống của đv nuôi.
  • Tắm cho đàn giống trước khi xuất đi hay trước khi thả vào ao nuôi.
  • Tắm cho tôm cá bố mẹ trước khi cho vào bể đẻ,
  • Tắm cho trứng và nauplius của tôm trước khi chuyển sang ương ấp ở bể mới.
  • P2 tắm cũng có thể được dùng với thuốc sát trùng, kháng sinh, vaccine và các loại thuốc Kích thích MD.

Ngâm động vật thủy sản trong môi trường có thuốc

  • P2 này thường dùng nống độ cao hơn P2 phun xuống ao, nhưng thấp hơn và thời gian kéo dài hơn p2 tắm.
  • P2 này cũng chỉ thích hợp với ĐVTS nuôi trong bể xi măng hay bể compozite, và với các đàn giống trước khi thả nuôi.
  • P2 này có thể gây sốc cho tôm cá do nhốt giữ mật độ cao, trong thể tích nhỏ và thời gian kéo dài.

Ngâm KS cho cá sau khi VC bị xây sát

  • Cũng có thể dùng một số thảo dược ngâm xuống nhiều nơi trong ao hay ngâm vào gần bờ đầu hướng gió, đàu nguồn sau khi lá dầm phân giải nhờ gió, dòng nước đẩy lan ra toàn thủy vực.
  • P2 này có thể tiêu diệt VSV gây bệnh bên ngoài cơ thể ĐVTS và tồn tại trong môi trường nước.
  • Vd: Dùng cây thuốc cá để tiêu diệt các loài cá tạp ở ao nuôi tôm.

Phương pháp treo túi thuốc

  • P2 này thường dùng với các loại thuốc sát trùng có khả năng hòa tan trong nước.
  • Một lượng thuốc nhất định được đựng trong một túi, chất lượng của túi cho phép các phân tử thuốc sau khi đã hòa tan có thể đi qua và vào môi trường nước.
  • Cách dùng này thường áp dụng trong hình thức nuôi lồng bè, túi thuốc được treo ở góc lồng, đầu dòng chảy hoặc cũng có thể dùng trong hình thức nuôi ao nước chảy, túi thuốc thường được treo tại các địa điểm cho ăn, để khi tôm cá tập trung bắt mồi trong các bữa ăn có thể được tắm qua thuốc sát trùng, và tiêu diệt TNGB thường tập trung cao tại nơi có t.ăn dư thừa đang thối rữa.
  • P2 này có ưu điểm là tiết kiệm được thuốc và thao tác tiến hành đơn giản, ĐVTS ít bị ảnh hưởng bởi thuốc. Nhưng khả năng tiêu diệt sinh vật gây bệnh hạn chế, chỉ diệt được tác nhân ở xung quanh khu vực treo túi thuốc.
  • Nếu tính toán không chính xác có thể làm nồng độ thuốc tại nơi cho ăn tăng cao, có tác dụng đuổi tôm cá ra khỏi vị trí cho ăn.
  • Cần dùng lượng thuốc sao cho nồng độ thuốc yêu cầu   duy trì trong 2 – 3 giờ và thường treo liên tục trong vòng 3 ngày.
  • Đối với nuôi cá lồng người ta có thể dùng bạt nilong lót quây ngậm lồng sau sử dụng thuốc: phun, tắm hoặc ngâm sau 1 tời gian tháo nước thuốc.

Tắm thuốc cho cá nuôi lồng biển

2 . Phương pháp trộn thuốc hóa chất vào thức ăn

  • Đây là P2 rất phổ biến dùng trong NTTS đối với các loại thuốc như kháng sinh, CPSH, vaccine, vitamin, khoáng.
  • P2  này hầu như không dùng với các loại thuốc là hóa chất sát trùng.
  • Khi dùng P2 này, lượng thuốc dùng thường được tính: µg, mg, g/  kg  thức  ăn hoặc kg  khối lượng cơ  thể vật nuôi/ ngày
  • P2 trộn vào thức ăn có thao tác đơn giản, dễ làm và có thể tiêu diệt được những TNGB đã nhiễm vào trong cơ thể vật nuôi.

Trộn thuốc vào thức ăn

  • Các phân tử thuốc sẽ được hấp thụ vào các mao mạch trên thành miệng, ruột và thực quản bằng cơ chế khuếch tán đơn giản, trong đó hấp thụ ở ruột non là chủ yếu.
  • Từ máu, các phân tử thuốc được chuyển đi khắp cơ thể nhờ hệ thống tuần hòa và được đưa đến những nơi bị xâm nhập của tngb và các cơ quan có nhiệm vụ phân giải và đào thải.
  • Trong thực tế, những trường hợp bệnh xảy ra do sự nhiễm vk toàn thân, thì chỉ có P2 dùng thuốc nào đưa được thuốc vào trong cơ thể mới có khả năng chữa trị.
  • Nhược điểm của P2 trộn thuốc vào thức ăn: Khi cho t.ăn có thuốc xuống ao, một phần thuốc sẽ bị phân tán ra ngoài môi trường nước, những con bệnh nặng, yếu đã bỏ ăn thì không sử dụng được thuốc, ngược lại những con còn khỏe thì ăn nhiều và cũng ăn một lượng thuốc nhiều hơn yêu cầu cần thiết, gây độc cho cơ thể.

Để P2 dùng thuốc này có hiệu quả cần lưu ý:

  • Cần bao thức ăn có thuốc bằng một số vật liệu ít tan trong nước như dầu mực, dầu đậu nành, agar…
  • Trộn thuốc vào loại t.ăn ưa thích nhất và vào lượng t.ăn ít hơn khẩu phần bình thường để tôm cá nhanh chóng ăn hết thức ăn có thuốc.
  • Cần phát hiện bệnh ở thời kỳ sớm, để dùng thuốc khi nhiều tôm cá trong ao còn bắt mồi thì mới có thể đưa thuốc vào cơ thể cá theo con đường trộn vào thức ăn.

Trong thực tế của nghề NTTS, có không ít trường hợp người nuôi đã biết rõ về bệnh, về tác nhân gây bệnh và loại thuốc có hiệu quả nhưng  vẫn không trị được bệnh, do phát hiện bệnh quá muộn, nhiều vật nuôi đã không bắt mồi nữa, nên không trị được bệnh.

3 . Phương pháp tiêm thuốc

  • Đây là P2 sẽ có hiệu quả cao nếu thực hiện được, tuy vậy dùng thuốc trong NTTS mang tính quần thể, rất khó thực hiện nếu chỉ bắt những con bị bệnh để tiêm và càng khó khi muốn tiêm hết toàn bộ cá có trong ao.
  • P2  này chỉ dùng trong một số trường hợp với tôm cá bố mẹ, hoặc trong ĐK NC.
  • Ở một số quốc gia PT, vaccine được dùng phổ biến để phòng bệnh cho cá, thì ngoài các P2 tắm, cho ăn, phun người ta còn dùng P2 tiêm vaccine cho cá giống bằng một dụng cụ tiêm tự động.

Tiêm thuốc cho cá

Phương pháp tiêm thuốc

P2 bôi thuốc lên vết thương

  •     Dùng cho các loài động vật thủy sản sống được trên cạn: rùa, ba ba, cá sấu…
  •     Chủ yếu bôi các dung dịch sát trùng và kháng sinh vào các vết loét