Kali Nitrate | KNO3 | Potassium Nitrate
Ngoại quan: Kali Nitrate – KNO3 dạng tinh thể màu trắng, tan chậm trong nước lạnh, không tan trong cồn.
Công thức hóa học: KNO3
Quy cách và bảo quản: 25kg/bao, bảo quản nơi khô ráo và thoáng mát.
Xuất xứ: Hàn Quốc, Jordan, Israel
1. Tính chất lý hóa của Kali Nitrate – KNO3
1.1. Tính chất vật lý của Kali Nitrate – KNO3
– Không có mùi.
– Độ hòa tan trong nước cao.
– Khối lượng mol: 101,103 g/mol.
– Khối lượng riêng: 2,109 g/cm3 (16 °C).
– Nhiệt độ sôi: 334 °C.
– Phân hủy ở 400 °C (13,3 g/100 mL (0 °C), 36 g/100 mL (25 °C), 247 g/100 mL (100 °C).
– Là muối ít tan trong ethanol nhưng có thể tan trong glycerol, amoni..
1.2. Tính chất hóa học của Kali Nitrate – KNO3
– Có tính Oxy hóa rất cao.
– KNO3 khi trải qua quá trình nhiệt phân sẽ tạo thành Oxi và Kali Nitrit với phương trình như sau:
KNO3 → KNO2 + O2 ( Điều kiện xảy ra phản ứng đó là nhiệt độ cao )
2. Ứng dụng của hóa chất kali Nitrate – KNO3
2.1. Ứng dụng của KNO3 trong nông nghiệp.
– So với các công thức phân bón khác thì đây chính là loại phân bón cung cấp toàn bộ dinh dưỡng dạng đa lượng gần như cao nhất trong bảng thành phần.
– KNO3 giúp cho cây trồng khỏe mạnh hơn và cho năng suất cây trồng tốt hơn.
– Giúp đất giảm mặn, cải thiện tình hình sử dụng nước, giúp tiết kiệm nước khi trồng cây.
– Thành phần chính không thể thiếu trong dinh dưỡng thủy canh, nó quyết định tới sự phát triển của cây trồng rất lớn.
– Là một chất nền để chống lại các tác nhân gây hại của natri, vi khuẩn, côn trùng nấm gây bệnh.
– Giúp làm giảm đáng kể sự hấp thụ Clo của cây trồng, chống lại các tác nhân gây hại của natri.
2.2. Ứng dụng của KNO3 trong chế tạo thuốc nổ.
– Chế tạo thuốc nổ đen với công thức: 75% KNO3, 10% S và 15% C. Khi nổ, nó tạo ra muối kali sunfua, khí nitơ và khí CO2: 2KNO3 + 3C + 5S → K2S + N2 + 3CO2.
– Ngoài ra, nó còn dùng để tạo thành pháo hoa.
2.3. Ứng dụng của hóa chất KNO3 trong ngành công nghiệp thực phẩm
– Là một trong những cách để bảo quản thịt chống ôi thiu.
2.4. Ứng dụng KNO3 trong dược phẩm
– Được sử dụng trong một số kem đánh răng cho răng nhạy cảm.
– Trong lịch sử để điều trị bệnh hen suyễn và viêm khớp.
3. Liều lượng sử dụng phân bón KNO3 cho cây trồng
Tùy vào từng loại cây trồng sẽ có cách sử dụng KNO3 khác nhau, cụ thể như sau:
– Lúa, ngô (bắp), các loại cây lương thực khác: Pha khoảng 80 – 100g/bình 8 lít nước, phun trước và sau khi trổ bông 7 – 10 ngày, mỗi đợt 2 lần.
– Với những cây ăn quả: Pha 100 – 150g/bình 8 lít nước phun trước khi trổ hoa, khi có trái non và sau khi thu hoạch đển giúp cây phục hồi, mỗi đợt từ 2 – 3 lần cách nhau khoảng 5 – 10 ngày.
– Các loại cây công nghiệp: Pha 80 – 100g/bình 8 lít nước phun trước khi trổ bông và sau khi có trái, mỗi đợt từ 2 – 3 lần cách nhau 10 – 15 ngày.
– Với hoa và cây kiểng: Hòa từ 25 – 50g/bình 8 lít nước phun đều sau khi trồng 15 – 20 ngày.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.